Giấy in mã vạch và những ứng dụng của giấy in mã vạch trên các lĩnh vực

Giấy in mã vạch (decal in mã vạch) hiện tại đã không còn quá xa lạ tại Việt Nam, do nhu cầu cần quản lý hàng hóa 1 cách nhanh chóng, hiệu quả với mức giá hợp lý nhiều chủ doanh nghiệp đã lựa chọn cho mình hệ thống quản lý bằng mã vạch, và 1 trong những thứ cần sử dụng nhiều nhất chính là giấy in mã vạch. Ta hãy cùng tìm hiểu về giấy in mã vạch cũng như ứng dụng của nó trong thực tiễn, qua đó giúp chúng ta có thể dễ dàng phân biệt và lựa chọn cho mình loại giấy in mã vạch phù hợp.

giay in ma vach

Giấy in mã vạch là loại giấy chuyên dụng dùng để in thông tin mã vạch về 1 sản phẩm nào đó thông qua máy in mã vạch. Để tiết kiệm thời gian và diện tích của giấy người ta thường bế giấy thành các con tem xếp theo hàng dọc hoặc ngang nên người ta thường gọi nó là tem in mã vạch hay giấy in tem nhãn mã vạch, cũng vì đặc tính chỉ cần bóc ra dán được mà nhiều người lại gọi là decal in mã vạch hay tem decal mã vạch…

Về cấu tạo thì 1 con tem giấy in mã vạch có 2 mặt, mặt trước được phủ 1 lớp giấy bóng hoặc giấy nhám để in thông tin còn mặt sau thì được phủ 1 lớp keo dính để dán lên sản phẩm. Giấy thường được bế thành các khổ xác định (55x40mm, 35x22mm, 25x15mm) theo dạng cuộn tròn giúp việc in ấn được nhanh chóng và tiện lợi hơn.

cau tao giay in ma vach

Tuy có các khổ giấy xác định sẵn nhưng nếu bạn muốn thì hoàn toàn có thể bế khổ tem với kích thước phù hợp với sản phẩm của mình, điều này giúp cho kích thước tem decal không quá nhỏ hoặc quá khổ khi dán vào sản phẩm. Tuy nhiên với những loại tem decal như vậy thì bạn sẽ phải đặt hàng trước và chờ khoảng 2 3 ngày để các đơn vị sản xuất cắt giấy theo yêu cầu của bạn.

Chính vì giấy in mã vạch có rất nhiều khổ nên việc phân loại theo kích thước thì sẽ khá là rối rắm , thay vào đó nếu ta phân loại giấy in mã vạch theo chất liệu thì sẽ hợp lý hơn rất nhiều. Hiện nay có 3 loại chất liệu phổ biến để sản xuất giấy in mã vạch là: decal giấy, decal PVC và decal bạc (xi bạc).

chat lieu giay in ma vach

Tem decal giấy: đây là loại được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường do có giá thành rẻ và dễ gia công sản xuất, nhưng điểm hạn chế của loại tem decal giấy này là dễ rách khi bị va chạm, độ bền mực ở mức vừa phải, dễ bị nhòe khi tiếp xúc với nước hoặc dung môi. Đối tượng sử dụng tem decal giấy thường là các shop cửa hàng thời trang, bán lẻ, các siêu thị mini bán đồ tiêu dùng phổ thông.

Tem decal PVC: là loại tem được sản xuất bằng nhựa PVC, đặc trưng của nó là có khả năng chống thấm nước rất tốt, có độ bền và độ nét cao, rất khó bay màu, kể cả khi va chạm cũng không rách. Nhưng do giá thành tương đối cao nên nó chưa thực sự được phổ biến rộng rãi. Chủ yếu nó được ứng dụng trong các ngành công nghiệp chịu nước và dung môi như hóa dầu, sản xuất nước, các cửa hàng vàng bạc, trang sức…

Tem decal xi bạc: loại tem này được tráng 1 lớp kim loại mỏng ánh bạc, hoặc nhôm, thậm chí cả vàng để đem lại độ bền rất cao, độ bám mực rất tốt, hầu như không bị trầy xước khi vận chuyển và đặc biệt là chống oxi hóa, không thấm nước và dung môi. Tuy nhiên loại tem decal này thậm chí còn ít phổ biến hơn decal PVC do nó cần trang thiết bị hiện đại để gia công nên giá thành sản xuất khá cao. Tem xi bạc thường sử dụng trong các ngành nghề tạo ra các sản phẩm cao cấp hoặc mang tính chất kỹ thuật như điện tử, điện lạnh, máy móc cơ khí…

ung dung giay in ma vach

Giấy in mã vạch cũng như mực in mã vạch là những thành phần có ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ đầu in cho nên bạn cần tìm đến những hãng sản xuất giấy in mã vạch uy tín, có chất lượng tốt như: Avery, Amazon, MK, Lintec để đảm bảo chất lượng in, đó cũng là 1 phần đóng góp làm cho hệ thống quản lý bằng mã vạch của bạn được hoạt động trơn tru và hiệu quả nhất.

Xem thêm: Giải pháp chống thất thoát hàng hóa tại siêu thị

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *