Các thông số cần biết khi chọn mua máy in mã vạch

Máy in mã vạch đã trở thành công cụ đắc lực cho những người quản lý kho bãi, hàng hóa trong các dây chuyền sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ được các thông số kỹ thuật cần biết của các loại máy in mã vạch trước khi chọn mua.

1. Độ phân giải

Độ phân giải là một thông số biểu diễn mật độ điểm sẽ được đốt nóng trên một đơn vị độ dài với đơn vị tính thường là dpi chính là số điểm được đốt nóng trên 1 inch. Điều này có nghĩa là dpt càng cao thì mật độ điểm được đốt càng dày và nét mực in càng sắc nét.

2. Công nghệ in

Đây chính là thông số biểu thị cách in các thông tin lên giấy in mã vạch và được chia thành 2 loại gồm:

– In nhiệt trực tiếp: công nghệ này sử dụng đầu in đốt nóng trực tiếp lên loại tem cảm nhiệt. Cách in này giúp tiết kiệm mực in nhưng sẽ làm giảm tuổi thọ của đầu in do đầu in phải dùng nhiều nhiệt lượng và ma sát trực tiếp lên con tem. Hơn nữa, giấy cảm nhiệt dễ bị trầy xước, chỉ cần va chạm nhẹ là con tem sẽ xuất hiện những đường rạch màu đen.

– In truyền nhiệt gián tiếp: công nghệ này sử dụng đầu in đốt nóng các lợi mực làm từ sáp, nhựa hoặc hỗn hợp cả sáp và nhựa dễ tan chảy và bám lên bề mặt tem nhãn. Do đó, chúng sẽ điều hòa được nhiệt độ đầu in, tránh ma sát trực tiếp với con tem từ đó giúp nâng cao tuổi thọ đầu in, chất lượng in cao hơn và ít khi bị hư hỏng như là sử dụng giấy cảm nhiệt.

3. Tốc độ in

Tốc độ in là thông số thể hiện chiều dài được in ra trong mỗi giây và có đơn vị tính là ips.  Do máy in tem nhãn được thiết kế để phục vụ cho các ngành công nghiệp và dịch vụ nên có tốc độ in khác nhau phục vụ cho nhiều đối tượng khách hàng. Tốc độ in dao động từ 2-16 ips.

4. Bộ nhớ

Gồm RAM và FLASH. RAM có nhiệm vụ là nhận lệnh in từ máy tính, FLASH thì lưu các thông tin như font chữ, hình ảnh dạng bitmap hay quy cách con tem.

5. Cổng kết nối

Để thích hợp với môi trường công nghiệp đa dạng, các nhà sản xuất máy in mã vạch đã tích hợp nhiều loại kết nối khác nhau như Parallel, RS232(COM), USB, LAN hay mạng không dây WAN để đồng bộ hóa tối ưu với mạng cơ sở của doanh nghiệp. Do đó, máy in tem nhãn có thể hoạt động chính xác với mọi loại cơ sở hạ tầng thông tin hiện nay.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *