Máy in mã vạch là loại máy in được sử dụng cho các tem in được gắn mã vạch trên các đối tượng để sử dụng cho các mục đích theo dõi và quản lý. Các máy in được kết nối với máy tính của bạn thông qua một ổ đĩa USB. Máy làm việc dựa vào việc đốt nóng các điểm của đầu in lên bề mặt của tem, với việc máy thiết kế theo chiều nằm ngang khi tem chạy ngang qua đầu in, đầu in sẽ xác định các điểm sẽ đốt nóng và làm chảy mực in ra để bám vào tem sau đó mực in sẽ khô lại ngay lập tức.
Dưới đây sẽ trình bày 1 số cách thức để phân loại máy in mã vạch:
1. Dựa vào kiểu dáng và cấu tạo có thể phân làm ba loại chính:
– Máy in mã vạch để bàn: đây là loại máy in mã vạch được thiết kế nhỏ gọn với độ phân giải cũng như tốc độ in nhỏ, chiều dài tieu chuẩn của cuộn giấy in là 50m. Do cấu hình như vậy nên máy phù hợp ứng dụng trong những môi trường văn phòng với số lượng tem in không nhiều như: cửa hàng thời trang, siêu thị mini, nhà hàng khách sạn tầm trung…
– Máy in mã vạch bán công nghiệp: loại này thì máy sẽ hơi to hơn, thường có nắp phủ lên để chống bụi, nước. Tốc độ in vừa phải và chiều dài tiêu chuẩn của cuộn giấy in là 100m. Máy thường ứng dụng trong môi trường kho vận, các siêu thị cỡ lớn và cho văn phòng chính phủ…
– Máy in mã vạch công nghiệp: đây là loại máy to, khung sườn được làm bằng thép chắc chắn và cực kỳ bền, do đó nâng cao được tốc độ in lên mực nhanh nhất. Chiều dài cuộn giấy in ở máy in mã vạch công nghiệp có thể lên tới 150m. Máy thích hợp ứng dụng trong việc sản xuất các dây chuyền hàng loạt với số lượng lớn.
2. Dựa vào công nghệ in thì sẽ phân làm 2 loại:
– Máy in mã vạch sử dụng công nghệ in nhiệt trực tiếp: máy sẽ dùng đầu in đốt nóng lớp than trên mực lên giấy để xuất ra thông tin. Cách này sẽ tiết kiệm được mực in nhưng đầu in sẽ phải hoạt động nhiều nên tuổi thọ sẽ giảm.
– Máy in mã vạch sử dụng công nghệ in truyền nhiệt gián tiếp: máy dùng đầu in đốt nóng các loại mực được làm bằng sáp, nhựa hoặc sáp và nhựa để làm nó tan chảy và bám lên bề mặt của giấy. Cách này sẽ điều hòa được nhiệt độ đầu in và tránh ma sát trực tiếp với giấy in nên tuổi thọ máy in sẽ được nâng cao hơn.
3. Dựa vào độ phân giải: độ phân giải là thông số biểu diễn mật độ điểm đốt nóng trên 1 đơn vị độ dài và có đơn vị tính là DPI (dot per inch) theo đó chỉ số DIP càng cao thì khi in ra mã vạch sẽ càng rõ ràng, sắc nét hơn. Hiện có 3 độ phân giải dành cho máy in mã vạch:
~203 DPI: đây là độ phân giải phổ biến dành cho máy in mã vạch để bàn (do môi trường văn phòng, siêu thị không cần quá rõ nét và để tiết kiệm chi phí nên đây là độ phân giải phù hợp). Tuy nhiên nếu như bạn cần 1 loại máy in mã vạch để bàn có độ phân giải cao thì vẫn có, tiêu biểu như: Godex G530, Zebra GX430T…
~300 DPI: loại này chủ yếu là máy in mã vạch bán công nghiệp. Do môi trường kho vận và các siêu thị cỡ lớn cần có độ phân giải cao và bền mực theo thời gian nên 300 DPI là độ phân giải hợp lý.
~600 DPI: đây là độ phân giải dành riêng cho các máy in mã vạch công nghiệp. Các dây chuyền sản xuất hàng loạt cần có độ phân giải cực cao để đảm bảo hàng hóa bất kỳ lúc nào cũng có thể đọc được mã vạch.
4. Ngoài ra còn có những cách khác để phân loại máy in mã vạch như: tốc độ in, bộ nhớ trong, kiểu kết nối, vật liệu in… nhưng không phổ biến bằng 3 cách trên.
Nếu như bạn muốn tìm hiểu chi tiết hơn để có thể lựa chọn được cho mình loại máy in mã vạch phù hợp nhất vui lòng liên hệ với chúng tôi theo hotline: 0869 256 638 (24/7) để được hỗ trợ tư vấn miễn phí. Tại văn phòng luôn có sẵn những mã sản phẩm phổ biến để bạn có thể test kỹ về chất lượng sản phẩm.
TRUNG TÂM BẢO HÀNH Techway
Địa chỉ: Tầng 2, số nhà 4, ngõ 365 phố Vọng, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Tel: 04.3869.3355 – Mobile: 0869 256 638
Email: techwayvn@gmail.com.
Tin liên quan: Những lưu ý khi chọn mua máy in mã vạch cho doanh nghiệp