Decal hay còn có nhiều tên gọi khác nhau như: giấy decal, tem decal, nhãn sticker, nhãn tự dính… và decal in mã vạch cũng là 1 trong số đó. Nhưng dù có tên gọi như thế nào thì chúng đều có các đặc điểm chung như là:
– Có nhiều lớp, dễ thấy nhất là lớp mặt ở trên cùng và lớp đế ở dưới cùng giúp decal có thể tách đôi ra.
– Có thể bóc lớp mặt ra và dán luôn vào sản phẩm được vì đã được quét sẵn 1 lớp keo ở mặt sau của decal.
Để dễ hình dung hơn ta hãy xem chi tiết về cấu tạo của tem decal thông qua hình ảnh:
Có thể thấy, tem decal được cấu tạo thông qua 4 lớp: lớp mặt, lớp keo, lớp chống dính và lớp đế.
Lớp mặt:
Đây là lớp nơi bạn in nội dung thông tin cần hiển thị, lớp mặt thường là các chất liệu như: giấy (màu trắng hoặc trắng đục), nhựa (có màu hoặc trong suốt gồm PVC,PP,PET…) và kim loại được dát mỏng (thường gọi là decal xi).
Lớp keo:
Lớp này nằm dưới lớp mặt và được phủ keo để các dán lên các sản phẩm, có nhiều loại keo khác nhau và dùng cho nhiều mục đích khác nhau nhưng phổ thông nhất là keo dán vào nhựa, keo dán vào thủy tinh và keo dán gỡ ra được (keo remove)
Lớp chống dính:
Đây là lớp silicon hoặc PE-silicon, nó được phủ lên bề mặt của đế decal nhằm bảo vệ lớp keo và chống lớp keo dính vào đế decal.
Lớp đế:
Đây là lớp dưới cùng dùng để cố định tem decal, sau khi bóc tem decal ra thì lớp đế không được sử dụng nữa nên thường được dùng giấy Kraft hay chất liệu glassine hay nói chung lại là giấy tái chế để tiết kiệm.
Tem decal ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống, với đặc điểm chỉ cần bóc và dán rất tiện lợi, tem deal thường được gia công hàng loạt theo những kích cỡ sẵn có để dán vào các bao bì, sản phẩm trong các nhà máy, xí nghiệp sản xuất. Giấy in mã vạch (decal in mã vạch) cũng là decal dán như vậy, có điều thông tin trên lớp mặt của tem in mã vạch được in mã vạch lên trên để dễ dàng kiểm tra, kiểm soát sản phẩm.
Xem thêm: Giải pháp chống thất thoát hàng hóa cho cửa hàng và shop thời trang