Các câu hỏi thường gặp khi sử dụng đầu đọc mã vạch

Hiện nay việc quản lý hàng hóa bằng mã vạch đã không còn mới mẻ tại Việt Nam, nhờ những ưu điểm và sự tiện lợi mà công nghệ mang lại thì việc quản lý bán hàng đã trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Hệ thống mã vạch để có thể sử dụng được cần có các thiết bị in ấn và đọc mã vạch như máy in mã vạch, đầu đọc mã vạch… Có không ít khách hàng khi chọn mua và sử dụng đấu đọc mã vạch vẫn còn bỡ ngỡ và lạ lẫm. Bài viết này sẽ tổng hợp và giải đáp một số câu hỏi về đầu đọc mã vạch mà chúng tôi hay gặp nhất.

1. Có cần một chương trình riêng để đọc mã vạch không?

Cho đến thời điểm hiện tại, mã vạch chỉ có thể được đọc bởi một thiết bị duy nhất là đầu đọc mã vạch hay còn gọi là máy quét mã vạch. Khi sản xuất, bên trong máy đã có sẵn chương trình để giải mã các loại mã vạch. Thông thường máy quét mã vạch kết nối với máy tính theo một trong 3 cách là keyboard, COM hoặc USB. 

Nếu máy quét sử dụng COM thì cần phải có một chương trình chuyển đổi tín hiệu thu được ở cổng COM sang văn bản. Đây cũng chính là chương trình để đọc mã vạch.

Nếu máy quét dùng cổng keyboard hoặc USB thì bộ phận giải mã của máy quét sẽ đưa mã số vào vị trí con nháy chuột tương tự như khi gõ bàn phím. Do đó bạn không cần đến một chương trìn 

Nếu bạn muốn lập trình để giải mã các loại mã vạch thì có nghĩa là bạn đang đi vào công nghệ chế tạo mã vạch.

2. Làm thế nào để phân biệt máy quét mã vạch 1-D và 2-D?

Đầu đọc mã vạch 1-D chỉ quét được các loại mã vạch tuyến tính- loại mã vạch có các vạch và khoảng trống được sắp xếp theo hàng ngang.

Đầu đọc mã vạch 2-D có thể quét các loại mã vạch 2 chiều như maxicode, data matrix hay vericode… và cũng có thể quét được cả các loại mã vạch 1-D. 

Ta có thể dựa vào cửa sổ bắn tia sáng để phân biệt 2 loại máy đọc mã vạch này. Máy quét 1-D có cửa sổ bắn tia dài và hẹp, loại 2-D lại vuông hoặc tròn. Ta có thể nhận biết rõ ràng nhất là khi máy quét làm việc, nếu tia sáng bắn ra dài và hẹp là máy quét 1-D còn tia sáng chùm là máy quét 2-D.

3. Làm thế nào để phân biệt máy quét CCD và laser?

Thông thường, máy quét CCD có tia sáng dày khoảng 1cm, phạm vi quét là 8 inches tương đương 100mm, ngược lại, máy quét laser cho tia quét mảnh và phạm vi quét rộng hơn từ 12 inches trở lên.

4.  Khi sử dụng đầu đọc mã vạch có cần phải cài driver hay phần mềm gì không?

Bạn không cần cài driver hay phần mềm gì cho máy cả. Chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng máy quét kết nối qua keyboard hoặc USB vì khi đó dữ liệu sẽ được đưa thẳng vào các phần mềm soạn thảo văn bản thông dụng như word hay notepad.

5. Làm thế nào để quét mã vạch vào các ứng dụng?

Hầu hết các loại máy đọc mã vạch đều sử dụng keyboard hoặc cổng USB kết nối với máy tính. Các trường dữ liệu sẽ hiển thị dưới dạng văn bản nên bạn có thể đưa dữ liệu quét vào đó.

6. Đã kết nối đầu đọc mã vạch với máy tính đúng cách nhưng khi quét chỉ nghe thấy tiếng bip mà không thấy xuất hiện dữ liệu trên màn hình?

Khi đó máy quét đã quét mã thành công nhưng không thể đưa được dữ liệu vào máy tính. Khi đó bạn nên kiểm tra lại dây cáp hoặc gõ thử bàn phím xem còn hoạt động không. Nếu bàn phím không hoạt động nghĩa là các đầu tiếp xúc chưa được. Khi đó bạn nên rút đầu cắm ra và cắm lại rồi kiểm tra lại bàn phím.

7. Máy quét mã vạch tự nhiên không quét được và cũng không có đèn báo gì nguyên nhân do đâu?

Nguyên nhân là do nguồn điện không được đưa vào máy quét nên máy không hoạt động và cũng không có đèn báo. Nếu dùng cổng keyboard hoặc USB thì bạn nên rút dây ra, kiểm tra rồi cắm lại. Nếu sử dụng dây RS-232 thì sẽ có Adaptor cũng cấp nguồn cho máy, bạn nên kiểm tra lại Adaptor. Nếu Adaptor không có vấn đề gì thì có nghĩa là mạch bên trong đã bị hỏng và bạn cần liên hệ với nhà cung cấp để sửa chữa lại.

Các bài viết liên quan:

Các thông số cần biết khi chọn mua máy in mã vạch

Các bước sử dụng máy quét mã vạch chính xác

Kiểm soát hàng tồn kho đơn giản và hiệu quả với máy kiểm kho gọn nhẹ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *