Những ứng dụng của công nghệ mã vạch

Trong những năm gần đây công nghệ mã vạch đã đi sâu vào đời sống của con người và được ứng dụng ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau từ kinh tế đến chăm sóc sức khỏe con người và nhiều ngành nghề khác. Một số thiết bị mã vạch phổ biến có thể kể đến như máy in hóa đơn, máy kiểm kho hay đầu đọc mã vạch đã xuất hiện rất nhiều trong vài năm trở lại đây.

Nền kinh tế có sức cạnh tranh rất lớn yêu cầu giảm thiểu quy mô các ngành kinh tế với mục đích giảm thiểu chi phí đồng thời tăng năng suất lao động. Do đó các ứng dụng về mã vạch với sự tiện lợi của mình đã chứng tỏ được tầm quan trọng và sự cần thiết của mình trong nền kinh tế thị trường hiện nay.

Tại Việt Nam, không chỉ được ứng dụng trong hệ thống bán lẻ của các tập đoàn lớn như BigC hay Metro, chúng còn được ứng dụng trong chăm sóc sức khỏe, hậu cần và cả ngành giao thông vận tải. Công nghệ mã vạch được ứng dụng trong các ngành yêu cầu độ chính xác cao và có khả năng tự động hóa như kiểm soasrt ra vào, kiểm soát hàng hóa, phân loại tài liệu lưu trữ theo danh mục hay quản lý kiểm soát hàng gửi và nhận dạng.

– Dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng: các thiết bị mã vạch như máy in hóa đơn được ứng dụng tại các bệnh viện hay trung tâm chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Chức năng chính của chúng là để in hóa đơn bán lẻ thuốc, in số thứ tự cho bệnh nhân. Ngoài ra một số thiết bị mã vạch khác được sử dụng trong các viện nghiên cứu, di truyền, truyền máu, quản lý hồ hơ bệnh nhân, quản lý dược phẩm hay quản lý thông tin tiền sử bệnh nhân…

– Kiểm kê hàng hóa và tài sản: các loại hàng hóa sẽ được gắn tem nhãn duy nhất và chúng sẽ được tự động kiểm kê khi cần tiến hành kiểm soát tài sản cố định trong các kho vận hay vận tải.

– Theo dõi hàng hóa và bưu kiện: trong quá trình giao nhận nội bộ và quốc tế, các thiết bị mã vạch được dùng trong bưu điện, vận chuyển hàng hóa đường biển, vận tải nội địa hay vận tải quốc tế, trong các công ty chuyển phát nhanh mang tính toàn cầu. Nhờ đó, người ta có thể kiểm tra các bưu kiện xem đã được xử lý như thế nào, đã dược chuyển đi đâu.

– Nhận dạng cá nhân và kiểm tra thời gian cũng như sự có mặt của một số người tại một thời điểm nhất định, kiểm soát an ninh vào ra. Thiết bị được ứng dụng nhiều nhất ở lĩnh vực này chính là cổng từ an ninh.

– Điểm bán hàng: tại đây, hàng hóa được in mã vạch lên bao bì và sẽ được xử lý tự động thông qua hệ thống thiết bị điểm bán lẻ POS làm tăng nhanh thời gian thanh toán với máy in hóa đơn, tăng độ chính xác cũng như tính tự động hóa các công việc lặp đi lặp lại của nhân viên. 

Ngoài ra, máy kiểm kho sẽ giúp quản lý hàng hóa xuất nhập kho, thông tin hàng hóa cũng như thời hạn sử dụng.

– Điều khiển quá trình sản xuất: các loại máy in tem nhãn ứng dụng trong các phân xưởng hay nhà máy sản xuất. Thông qua tem nhãn người ta có thể kiểm soát chất lượng sản phẩm và phân lô cho sản phẩm.

Đặc biệt, trong lĩnh vực data post, chúng còn giúp con người lồng gấp thư tín và phân loại tài liệu.

– Kiểm soát an ninh: tại các khu vực quân sự, ngân hàng hay tài chính có yêu cầu mức độ bảo mật cao thì các thông tin cần lưu trữ sẽ được mã hóa thành mã vạch khiến mắt thường không thể giải mã.

– Kiểm soát thời gian và sự có mặt của nhân viên trong quản lý lao động trong các nhà máy lớn với số lượng nhân công đông đảo.

– Lĩnh vực vận chuyển và tiếp vận hậu cần.

– Quản lý kho và phân phối hàng hóa với máy in hóa đơn và máy kiểm kho.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *