Phân loại giấy in mã vạch trên thị trường hiện nay

Giấy in mã vạch có nhiều tên gọi khác nhau như: tem decal, decal in mã vạch, giấy in tem nhãn… Đây là loại giấy in chuyên dụng để in ra thông tin mã vạch dựa vào máy in mã vạch, giấy được bế thành cuộn tròn trong đó được chia thành các tem nhỏ với chiều rộng tối đa 110mm, còn chiều dài không hạn chế.

Mặt trên của tem là 1 lớp bóng hoặc nhám để in thông tin, còn mặt dưới thì phủ 1 lớp keo dính, sau khi in mã vạch lên thì sẽ bóc lớp keo dính này ra và dán vào sản phẩm.

phân loại giấy in mã vạch

Thị trường hiện nay có khá nhiều loại giấy decal in mã vạch nên khách hàng nhiều khi phân vân không biết mình đang dùng loại nào hoặc sẽ phải dùng loại decal in mã vạch nào cho hợp lý. Bài viết này ra đời nhằm mục đích phân loại giấy in mã vạch thành các dòng phổ thông nhất.

Để phân loại giấy in mã vạch hiện nay chủ yếu ta dựa vào chất liệu của giấy in mã vạch, theo đó sẽ có 3 loại chính: Decal giấy, Decal PVC, Decal xi bạc.

Decal giấy

Đây là loại được sử dụng nhiều nhất và phổ biến nhất hiện nay. Chất liệu này phổ biến và giá thành rẻ nên được người tiêu dùng ưa chuộng hơn cả, nó thường được sử dụng trong các shop thời trang, siêu thị, cửa hàng tiêu dùng…

Decal giấy lại chia làm decal giấy thông thường và decal remove, thực chất  decal remove có lớp keo có phủ 1 lớp keo đặc biệt, sau 1 năm sử dụng lớp keo sẽ không kết dính chặt như trước nữa, khi bóc ra keo không hề bị dính lên trên sản phẩm.

Nhưng nhược điểm của loại giấy in mã vạch decal giấy này là khá dễ rách, kém bền và bị nhòe khi tiếp xúc với nước hoặc dung môi.

Decal nhựa PVC

Loại decal in mã vạch này thì được làm từ nhựa PVC, đặc điểm chính của nó là chống thấm nước tốt, độ bền cao khi xé không bị rách, độ nét khá, khó bay màu.

Trong decal PVC cũng có 1 loại khá phổ biến đó là decal bể, hay còn được biết đến với tên gọi “tem vỡ”, nó được làm bằng nhựa giòn (không phải PVC) rất dễ nứt khi bị bóc ra, loại này được ứng dụng nhiều trong việc in tem bảo hành.

Do giá thành tương đôi cao nên nó ứng dụng trong các ngành công nghiệp chịu nước hoặc dung môi như: hóa dầu, sản xuất nước sạch, tiệm vàng bạc, trang sức…

Decal xi bạc

Đây là loại decal có màu bạc đặc trưng do được phủ 1 lớp kim loại mỏng lên bề mặt để giúp tăng độ bền và kéo dài tuổi thọ cho tem nhãn.

Hiện nay đây là loại giấy in mã vạch có chất lượng tốt nhất thị trường nhưng do giá thành của nó khá cao nên khá kén người mua, chủ yếu là phục vụ các ngành điện tử, thép, đồng, khoáng sản…

phân loại giấy in mã vạch 2

Có thể nói giấy in mã vạch cùng với mực in mã vạch là 2 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ và độ bền đầu in nên khách hàng cần lựa chọn những loại giấy có chất lượng tốt của những nhà phân phối  uy tín như: giấy Avery, giấy Amazon, MK, Lintec… để giúp sử dụng máy in mã vạch được ổn định và lâu dài.

 Xem thêm: Mã QR cho thanh toán di động và mạng xã hội

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *