Tại nước ta đa số các cửa hàng bán lẻ là tự phát của các hộ gia đình và rất nhiều gia đinh rơi vào tình huống khi cửa hàng còn nhỏ làm ăn rất hiệu quả và khi mở rộng quy mô với số lượng cửa hàng tăng lên,kéo theo tổng doanh thu tăng lên, các chủ cửa hàng thuận tiện hơn trong việc đàm phán với nhà cung cấp với số lượng hàng hóa lớn hơn. Tuy nhiên thực tế ở nước ta đa số điểm bán lẻ là các cửa hàng của hộ gia đình và được mở la liệt khắp nơi,khắp các con phố khu dân cư không có một chiến lược hay hoạch định, kế hoạch cụ thể nào…… các chủ cửa hàng càng mất sự kiểm soát khi quy môn lớn, khách hàng đông cũng là điều dễ hiểu. Cùng tham khảo các vấn đề dưới đây để có được hướng giải quyết hợp lý nhất vào dịp tết đông khách này nhé.
Thứ nhất: Quản trị tài chính chuỗi cửa hàng
Có 3 nhóm chỉ số tài chính mà chủ cửa hàng phải nắm rõ. Chỉ số thứ nhất về Lãi lỗ: Gồm: doanh số, giá vốn hàng bán ra – số tiền hàng phải trả nhà cung cấp.Lãi gộp, những chi phí cửa hàng, lãi ròng trên doanh số, lãi gộp trên doanh số. Bộ chỉ số thứ hai là về tài sản – hiệu quả đầu tư như: tồn kho, khoản công nợ với khách hàng quen biết, tài sản cố định đầu tư vào cửa hàng ban đầu, dụng cụ dùng trong cửa hàng, tổng tài sản đầu tư……, chỉ số tổng doanh số trên tài sản đầu tư – để xem 1 đồng tài sản tạo ra mấy đồng doanh số thu về. Bộ chỉ số thứ 3 là về dòng tiền: Cần nắm được dòng tiền vào và dòng tiền ra.
Và để làm tốt 3 chỉ số trên cần sử dụng đến công cụ: phần mềm quản lý bán hàng sẽ giúp các nhà quản lý kiểm soát những vấn đề trên. Chỉ với một vài thao tác đơn giản mà người quản lý có thể kiểm soát được tình hình kinh doanh mua vào bán ra, lãi lỗ, tồn kho, thiếu hụt….. Từ kết quả đó mà đưa ra những phân tích, nhận định và có chiến lược thay đổi kế hoạch kinh doanh kịp thời phù hợp với từng thời điểm.
Thứ hai: Quản lý nhân viên bán hàng hiệu quả với phần mềm quản lý bán hàng cùng với máy in hóa đơn
Với phần mềm quản lý bán hàng + công cụ trợ giúp đầu đọc mã vạch và máy in hóa đơn,chủ cửa hàng có thể dễ dàng quản lý được hiệu quả bán hàng, giám sát được mọi hoạt động liên quan đến bán hàng của nhân viên mà không cần tốn thời gian cho việc quan sát, giám sát theo dõi….. Với mọi hoạt động của nhân viên, những con số, số liệu sẽ được thay đổi ngay trên phần mềm giúp quản lý dễ dàng biết được nhân viên của mình có trung thực hay không, kiểm soát được hóa đơn từng nhân viên tạo ra để gửi đến khách hàng, qua đó có thể nâng cao được ý thức và trách nhiệm của từng nhân viên bán hàng, tạo cho nhân viên sự tích cực và thái độ trung thực.
Thứ ba: Kiểm soát hàng hoá rễ ràng
Kiểm soát hàng nhập kho và bán ra là điều mà được quan tâm nhất. Nếu không kiểm soát kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến khách hàng và chất lượng phục vụ của của hàng, cũng như thất thoát hay tồn kho…., ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số của chủ đầu tư. Phần mềm quản lý bán hàng giúp cho nhân viên bán hàng, chủ đầu tư có thể kiểm soát số lượng hàng hoá. Từ đó việc luân chuyển, trưng bày đáp ứng nhu cầu hàng hoá giữa cửa hàng diễn ra nhanh hơn .